Giới thiệu sách thư viện Chuẩn Quốc gia Trường tiểu học Quảng Minh - TP Sầm Sơn
Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Nhưng cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc, ngày 24/2/2014 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam với hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa đọc. Đây là một sự kiện văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh – tác giả đầu tiên được in bởi những người thợ in Việt Nam. Và trong tháng 4 cũng là tháng diễn ra “Ngày sách và bản quyền thế giới” (23/4). Việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam” vào thời điểm này vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa cho thấy chúng ta ngày càng hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Cũng như nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Như Lê Nin đã nói “Không có sách thì không có trí thức, không có trí thức thì không có chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản”. Bởi sách là kho tàng, tri thức của nhân loại là tài sản vô giá vì vậy, con người đã xây dựng nhiều nơi để lưu giữ bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu như: Thư viện, tủ sách gia đình, các cơ quan, trung tâm học liệu,.. Nhưng phổ biến nhất đó là “Thư viện”.
Thư viện trường Tiểu học Quảng Minh cũng vậy. Đó là một trong những nơi lưu trữ, bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Thư viện nhà trường có 3002 cuốn sách với hơn 1000 đầu sách đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung, tuy nhiên các sách đa phần đã cũ, học sinh và giáo viên được đọc nhiều nên không còn nhiều hứng thú. Sách ở đây chủ yếu là của các nhà xuất bản: Giáo dục, Kim Đồng, Đại học sư phạm, Thanh niên,… Bên cạnh đó thư viện còn có 1 máy tính phục vụ cho việc đọc và khai thác thông tin của bạn đọc.
Nhận thức được thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa về khoa học của nhà trường, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường , nên thư viện trường Tiểu học Quảng Minh mở cửa tất cả các ngày trong tuần để phục vụ nhu cầu đọc, tự học,tự nghiên cứu của tất cả giáo viên và học sinh, ngoài đọc sách tại thư viện, thư viện còn cho giáo viên, học sinh mượn tài liệu về nhà nhằm thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh,
Vừa qua được sự quan tâm của ban giám đốc thư viện tỉnh Thanh Hóa, thư viện trường Tiểu học Quảng Minh đã được thư viện tỉnh tặng 277 bản sách thiếu nhi và sách tham khảo với giá trị tiền hơn 20 triệu đồng. Cùng với kho sách hiện tại sẽ giúp cho thư viện trường Tiểu học Quảng Minh góp phần vì sự phát triển bền vững giáo dục, xây dựng xã hội học tập suốt đời, cũng như đáp ứng các nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, học sinh.
( CBTV: Lê Thị Liên)
Đ/c Trịnh Vĩnh Long - Trưởng phòng GDTH Sở GD Thanh Hóa kiểm tra công nhận thư viện chuẩn
( Đ/c Lê Thị Liên CB Thư viện - Thiết bị nhà trường)